Hội An không chỉ đẹp và thu hút bởi phố cổ trầm mặc, cổ kính với những địa điểm quen thuộc như khu phố cổ thơ mộng, những bức tường vàng rực cả gốc phố mà Hội An còn có nhiều điều thú vị khác để bạn khám phá. Danangnet.com chia sẻ với các bạn về một làng nghề truyền thống, tọa lạc Nguyễn Tất Thành, chỉ cách trung tâm phố cổ tầm khoảng 1km có tuổi đời đã ngót 400 năm, nổi tiếng với những nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa với mục đích, mong muốn là tôn vinh tinh hoa Nghề Việt. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đầy biến động, làng lụa Hội An cho đến giờ vẫn còn giữ lại cái hồn giản dị, mộc mạc. Khiến du khách đến thăm nơi này có được một tâm hồn thanh thản, yên bình sau những xô bồ của cuộc sống.
Vị trí và cách di chuyển đến làng lụa Hội An
Nằm trên ngõ phố Nguyễn Tất Thành và cách trung tâm phố cổ chừng 1km, Làng Lụa Hội An là một trong những điểm đến thú vị dành cho du khách khi có dịp du lịch Hội An
Vì quảng đường không xa lắm nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe đạp hoặc xích lô để có thể vừa đi vừa ngắm phố cổ.
Ngoài ra bạn cũng có thể thuê xe máy với giá khoảng 120k/ngày để đến làng lụa và đi những địa điểm xa của Hội An như Biển An Bàng, Rừng dừa Bảy Mẫu…Hoặc cũng có thể di chuyển đến đây bằng taxi hay xe điện cũng rất dễ dàng.
Vài nét về làng lụa Hội An
Gần 400 năm trước, địa điểm du lịch Hội An được xem là thương cảng quan trọng, nối liền với con đường tơ lụa trên biển, đưa sản phẩm lụa tơ tằm của xứ Đàng Trong xuất sang các nước Nhật Bản, Trung Hoa và các nước châu Âu khác. Nghề ươm tơ dệt lụa của Việt Nam cũng biến động theo thương trường ba chìm bảy nổi. Khi ghé đến du lịch Hội An ở làng lụa, giúp du khách bổ sung thêm vào sự hiểu biết của mình về một thời buôn bán giao lưu giữa nước mình và thế giới bên ngoài, sẽ đươc trải nghiệm, khám phá , góp phần cổ vũ, tiếp sức cho nghề truyền thống Tàm – Tang đất Việt.
Làng lụa Hội An không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm tơ lụa từ những phương thức dệt lụa truyền thống và để nối tiếp mạch nguồn di sản văn hóa thế giới của đô thị cổ Hội An xinh đẹp, làng lụa Hội An còn là bảo tàng sống về các loại giống tằm, dâu, các công cụ cùng cách thức, kỹ nghệ dệt thủ công của văn hóa Champa thời Đại Việt. Luôn lưu giữ, phát huy những giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống ở phố Hội. Chính vì thế, Làng Lụa Hội An thường được người dân ví von như bảo tàng của nghề dệt lụa truyền thống ở đất Quảng và trở thành điểm du lịch thú vị của hầu hết du khách trong chuyến du lịch Hội An.
Đến nơi đây tận mắt nhìn thấy những cánh đồng trồng dâu mênh mông bát ngát, khách có thể tận tay dệt lụa, kéo tơ để làm nên những tấm vải lụa độc đáo cho mình và người thân trong chuyến du lịch Hội An lãng mạn này. Trong quan cảnh sinh thái thơ mộng không dễ tìm thấy được ở những nơi khác, khách còn được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống đa dạng của Quảng Nam do chính những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, thân thiện sẽ làm hài lòng những du khách khi đến nơi đây.
Tham quan nhà rường truyền thống.
Khi mới bước vào bên trong làng lụa Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà rường truyền thống của người dân Hội An xưa, những ngôi nhà tại đây được sưu tầm khắp mọi nơi của xứ quảng để bê về triển lãm tại làng lụa. Và khám phá phong cách kiến trúc độc đáo, hoài cổ, đậm nét triết lý phương Đông từ thế kỷ XIX. Kiến trúc nhà Rường phần nào điểm tô thêm giá trị cổ kính truyền thống cho không gian đặc trưng của Làng Lụa Hội An
Tham quan vườn dâu, khám phá cách nuôi tằm lấy tơ
Rời khỏi nhà truyền thống bạn sẽ được khám phá vườn dâu rộng lớn với những gốc dâu cổ thụ hàng trăm năm được tìm kiếm và sưu tầm khắp nơi đem về trồng tại làng nghề lụa Hội An.
Đến với làng lụa Hội An bạn sẽ được tìm hiểu về cách nuôi và chăm sóc những con tằm từ lúc nhỏ đến lớn.
Với người Việt thì sẽ nuôi tằm trong những chiếc nông lớn, hái lá cho tằm ăn đến lúc lớn đủ ngày thì bỏ riêng để tằm tự quấn kén.
Còn đối với cách nuôi tằm của người Chăm pa xưa thì ngược lại, họ sẽ cho tằm lên cây dâu để tằm tự ăn tự sống và họ chỉ thu hoạch kén thôi.
Những con tằm nhìn nhỏ như những chú sâu non thôi những sức ăn của chúng khá mạnh, nó có thể ăn liên tục trong 3 ngày và nghỉ 1 ngày.
Chính vì thế mà tằm rất nhanh lớn. Vòng đời của mỗi chú tằm từ lúc sinh ra đến lúc chết là khoảng từ 40-45 ngày.
Tham Quan nhà dệt và khu trưng bày sản phẩm
Tiếp tục hành trình về làng lụa truyền thống của đất Quảng, du khách du lịch Hội An sẽ được tham quan nhà nuôi tằm, nhà ươm tơ thủ công, nhà dệt truyền thống Champa, nhà dệt bằng máy Cửu Diễn và khu trưng bày các sản phẩm.
Trong hành trình tham quan Làng Lụa Hội An, du khách sẽ được khám phá, tìm hiểu và học hỏi những điều mới lạ từ nghề ươm tơ, dệt lụa truyền thống của đất Việt. Qua đó, du khách không chỉ cảm thấy thích thú mà hẳn sẽ lâng lâng những cảm xúc, nỗi niềm và ngưỡng mộ những người nghệ nhân, tự hào làng nghề và trân trọng từng sản phẩm thủ công truyền thống.
Nét đẹp văn hóa còn lưu giữ và phát huy
Làng lụa Hội An – một trong những điểm du lịch ở Hội An vẫn còn lưu giữ được các nguồn gien quý về dâu tằm, giống tằm, tìm kiếm, khai thác những gốc dâu cổ còn sót lại trên rừng chưa hề bị lai tạp với các loại giống dâu thế hệ mới. Ở nơi đây, các khung cửi cổ xưa vẫn đang dệt ra những mét lụa nuột nà, mềm mượt bởi sợi tơ nõn óng ả, thượng hạng. Du khách có thể tự tay mình hái dâu ngay tại vườn cho tằm ăn, được cảm nhận thực tế là mặc bộ đồ lụa truyền thống dạo quanh làng, nghe tiếng hát của các thôn nữ trong làng, thưởng thức món đặc sản Hội An ngon dân dã, bình dân của xứ Quảng, được tư vấn cách chọn lụa sao cho đẹp và tốt nhất.
Điạ điểm du lịch này còn có phòng trưng bày triễn lãm bộ sưu tập của 100 bộ trang phục áo dài lụa Việt cổ truyền. Ở làng lụa thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa, là nơi tụ hội, giao lưu giữa các nhà văn hóa, văn học và người yêu nghề tơ lụa truyền thống Quảng Nam sẽ tìm đến nơi đây. Sức sống, sự bền vững của một làng nghề phải bắt đầu từ những mục tiêu đó.
Làng Lụa là nơi hội tụ những nét đẹp về văn hóa của con người nói chung cũng như nét đẹp của người phụ nữ Hội An nói riêng, nơi tập hợp và làm sống động để bảo tồn rất nhiều nét văn hóa tiêu biểu của Hội An theo thời gian. Ngoài việc được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa làng Lụa ở Hội An thì những tấm vải lụa mềm mại, láng mượt cũng là những món quà đầy ý nghĩa cho người thân, bạn bè.
Hãy đến với làng lụa Hội An để hòa quyện vào văn hóa ẩm thực Hội An tại làng lụa 400 năm của phố cổ để mỗi chúng ta có những giây phút thật thú vị, trầm bỗng của vẻ đẹp mộc mạc này nhé.
Xem Thêm:
Lịch Trình tour Hòa Phú Thành Đà Nẵng
Chùa cầu Hội An- Vẻ Đẹp Tâm Linh Trong Lòng Phố Cổ