Phố Cổ Hội An nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua, có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua bờ sông thơ mộng. Chùa Cầu luôn là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ và nhạc sĩ quê hương. Từ nơi đây, biết bao nhiêu bài thơ, bài ca ra đời và nổi tiếng. Đến Quảng Nam mà không tận mắt chứng kiến di tích lịch sự này thì hành trình về xứ Quảng không thể trọn vẹn. Hãy cùng danangnet.com tìm hiểu vẻ đẹp nơi này nhé.

 

Chùa Cầu là biểu tượng của người dân phố Hội. Bởi lẽ, với người dân nơi đây, chùa Cầu là linh hồn, mang ý nghĩa và nổi bật hẳn so với những danh lam thắng cảnh, di tích làm say đắm lòng người khác.

Vài nét về di tích Chùa Cầu

Chùa Cầu còn có cái tên khác Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền polyme 20.000đ của nước ta.

 Vẻ đẹp đầu tiên là kết cấu cây cầu. Chùa Cầu là một cây cầu ngói – tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Nhìn từ xa, chùa Cầu nổi bật với mái che cong mềm mại, uyển chuyển, tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ, cổ kính mà lại hiện đại, trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc.

Chùa Cầu cong cong, được làm bằng chất liệu gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản, bắc ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam.

Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Nơi này thường được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán vào khoảng giữa thế kỷ 16Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thời thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Ở hai đầu cầu có đặt nhóm tượng khỉ chó ngồi chầu.

 Qua năm tháng thời gian và các lần trùng tu, chùa Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc đậm phong cách Việt. Đây là tài sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An.

Chùa Cầu với những bí ẩn tâm linh

1.Vị thế yếm giữ thủy quái

Theo truyền thuyết, những người Nhật đầu tiên sinh sống gần chùa Cầu thường xuyên nhìn thấy trên mặt sông xuất hiện sống lưng của hai con thủy quái. Nó quẫy mình, gây ra các trận động đất, thậm chí có cả núi lửa phun trào, gây ra đại họa. Do vậy những người Nhật định cư ở Hội An đã tìm thầy phong thủy giỏi để xem thế đất và xây dựng cầu ở nơi đây, tượng trưng cho thanh kiếm đâm ngay xuống sống lưng thủy quái, khiến nó không thể gây ra động đất thiên tai nữa.

2.Mắt cửa huyền bí

Đi dọc các tuyến phố trong lòng phố cổ Hội An, bất cứ đâu, từ các công trình kiến trúc đến cái ngôi nhà cổ, mắt cửa luôn hiện hữu và cũng có thể dễ dàng nhìn thấy ngay cổng vào chùa Cầu.

Mắt cửa làm bằng gỗ, chạm khắc rất công phu, mang nét văn hóa tâm linh từ xa của cư dân Phố Hội, thể hiện cho khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh được hoạn nạn, rủi ro, tránh không cho tà ma xâm phạm vào, tránh mang điềm xấu tới,…

3. Tượng chó và tượng khỉ đá

Theo tâm linh Việt Nam, chó là con vật có khả năng chống lại tà ma mang lại nhiều may mắn. Người ta có thể trôn tượng chó đá trước cửa hoặc đặt trên bệ thờ giống như các vị thần linh. Còn khỉ là con vật thường được gọi là Linh Hầu hay Thần Hầu, trưng tụng tại chùa chiền nhằm trấn giữ xứ đất, chống lại điều xấu xâm hại.

Vì vậy, đặt tượng chó đá và khỉ đá ở chùa Cầu để tỏ ý niệm mong muốn mọi điều suôn sẻ, tốt đẹp và may mắn.

3. Thờ Bắc Đế Trấn Võ thay vì thờ Phật

Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, mang đến niềm vui và hạnh phúc, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

Triết lý “vạn vật hữu linh” luôn tồn tại song hành với đời sống văn hóa tâm linh của người Hội An, nó gìn giữ, lưu truyền và tạo ra cái hồn riêng của phố Hội, của chùa Cầu.

Chùa Cầu cổ kính trầm mặc, nằm yên bình và biết bao lần chứng kiến sự đổi thay của lịch sử theo thăng trầm thời gian và hơn hết cả là vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, hiếm có thể hiện sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, tất cả đã khoác lên phố Hội nét đẹp hiếm có của ngày hôm nay.

Thời gian thì không ngừng trôi, vạn vật con người đều thay đổi nhưng Chùa Cầu Hội An vắt qua 400 năm lịch sử, như một cây cầu nối liền giữa quá khứ với hiện tại, luôn uy nghi trầm mặc làm nhân chứng cho lịch sử một thời vang bóng và vẫn sáng mãi nơi phố Hội và luôn toát lên một nét đẹp riêng của chính nó. Đến Hội An, ghé thăm chùa Cầu, để cảm nhận và hoài niệm về chút gì đó cổ xưa, huyền bí và tìm lại một chốn bình yên cho tâm hồn của mình.

 

Xem Thêm: 

Lịch trình tour Đà Nẵng city 

Lịch Trình tour Hội An city 

Lịch Trình tour Bà Nà Hill

Lịch Trình tour Hòa Phú Thành Đà Nẵng

Lịch Trình tour Núi Thần Tài

Lịch Trình tour Mỹ Sơn-Hội An

Thành Lập Công Ty Tại Đà Nẵng