Cần Thơ mang một nét đặc trưng rất riêng của vùng miền sông nước với hệ thống sông và kênh rạch rất đặc trưng, đến đây con người ta như được trở về với những điều thanh bình nhất, giản dị nhất và là điểm du lịch quen thuộc bởi vẻ đẹp đậm chất miền Tây, vừa mộc mạc, vừa trữ tình. Với những ai muốn tìm tới một chốn tâm linh thanh tịnh thì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam với kiến trúc độc đáo và cảnh thiên nhiên tươi đẹp là điểm thích hợp đưa du khách về chốn tâm linh giữa cõi trần. Hãy cùng danangnet.com tìm hiểu vẻ đẹp và nét kiến trúc độc đáo của thiền viện Trúc Lâm Phương Nam này nhé.

Vị trí và cách di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền viện trúc lâm Phương Nam tọa lạc tại địa phận ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Sau khi chiêm bái thiền viện bạn có thể kết hợp tham quan Làng Du Lịch Mỹ Khánh ở gần đó chỉ cách khoảng chừng 1km.

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ bạn di chuyển theo hướng đường Trần Phú và đi đến ngã tư giao đường Cách Mạng Tháng Tám và đi đường CMT8. Sau đó tiệp đến ngã tư giao đường Nguyễn Văn Cừ đi đường Nguyễn Văn Cừ khoảng 10km đến xã Mỹ Khánh là gặp bảng chỉ dẫn vào Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.

Các bạn có thể sử dụng các phương tiện:

- Xe máy: Du khách từ nội thành đi ra Bình Chánh, rồi đi vào quốc lộ 1A đến Mỹ Yên. Sau đó du khách đi tới cầu Bến Lức, tiếp tục đi tới thành phố Tân An của Long An. Du khách đi vào Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang, qua cầu Mỹ Thuận tới địa phận tỉnh Vĩnh Long. Du khách đi tiếp tới cầu Cần Thơ và chạy theo quốc lộ 1A là tới Hậu Giang. Từ thành phố Vị Thanh của Hậu Giang, du khách đi 21,8km nữa là tới thị xã Long Mỹ.

- Ô tô tự lái: Du khách cũng đi theo hướng Bình Chánh nhưng rẽ vào cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương. Du khách đi hết 50km đường cao tốc thì rẽ vào quốc lộ 1A, đi tiếp là tới thành phố Mỹ Tho của Tiền Giang. Từ đây du khách đi giống như tuyến đường của xe máy là tới thành phố Vị Thanh của Hậu Giang.

- Xe khách: Du khách có thể ra bến xe miền Tây và mua vé đi Hậu Giang. Một số nhà xe chất lượng tốt từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hậu Giang là Mai Linh, Tân Hồng Phước, Phương Trang... Các xe này đều dừng ở thành phố Vị Thanh của Hậu Giang. Từ Vị Thanh, du khách có thể đi xe ôm hoặc taxi vào tới thị xã Long Mỹ.

 Nét kiến trúc độc đáo của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

Đặt những bước chân đầu tiên đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, bạn sẽ không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây. Một mau xanh của vườn cây, xanh mướt đu đưa theo gió; những chùm hoa khoe sắc rực rỡ; và đặc biệt phóng tầm mắt ra xa bạn có thể chiêm ngưỡng được hồ sen… tất cả kết hợp hài hòa tạo nên một bức tranh phong cảnh non nước hữu tình vừa hư ảo vừa bình yên.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam được khởi dựng từ tháng 7 năm 2013 và chính thức khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014, là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ với tổng diện tích lên đến 38.016 m vuông. Tổng quan kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm không mang lại cảm giác cổ kính, trầm mặc như nhiều ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam mà nó mang đến cảm giác mới lạ, tươi tắn với sự kết hợp hài hòa của nghệ thuật kiến trúc cổ xưa và hiện đại.

Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân. Vì là ngôi chùa thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử nên hầu hết các hạng mục đều mang đậm lối phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Đây là một nét đặc trưng rất rõ trong kiến trúc xây dựng của các ngôi Thiền Viện ở Việt Nam. Và đây cũng là yếu tố quan trọng để bất kỳ ai khi nhìn vào cũng đều phân biệt được với phong cách kiến trúc của những ngôi chùa Khmer Nam Tông hoặc Bắc Tông tại miền Tây Nam Bộ.

Đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, đi một vòng quan sát từ ngoài vào trong, điểm nhấn đầu tiên của ngôi chùa là diện tích rất rộng với nhiều hạng mục lớn như: cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, tháp trống, hậu điện, … đều chung một sắc thái chung là màu ngói nâu đỏ với các cây cột gỗ chống lớn và phần nền được làm bằng đá khối nhìn rất vững chãi.

Đi thẳng vào bên trong là khu vực chánh điện (Còn có tên gọi khác là Đại Hùng Bửu Điện). Hai bên chánh điện là tháp chuông và tháp trống.

Tháp trống nằm bên tay trái. Tháp chuông nằm bên tay phải. Hai tháp đều có cấu trúc 3 tầng 3 mái. Mái lợp ngói gạch âm dương và trên đỉnh chóp nhọn trang trí điêu khắc hình rồng. Ở dưới được đổ bê tông vững chắc và có bậc thềm cách mặt đất khoảng 0,5 mét.

Tháp trống ở giữa có dựng 1 trống lớn, không xây dựng lối đi lên tầng trên. Tháp chuông có đại hồng chuông nặng 1,5 tấn. Riêng tháp chuông có xây dựng lối đi lên tầng trên nhưng đã bị khóa lại.

Càng vào bên trong, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành cùng với mùi thoang thoảng của nhang đốt, hòa cùng với khói nhang tạo nên sự cổ kính và linh thiêng. Bước vào chính điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện) bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các khối tượng khổng lồ, không gian vô cùng tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm. Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn và đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả 44 cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Dọc hai dãy hành lang cũng trưng bày rất nhiều bức tượng các vị la hán tạc bằng đá hoa cương, mỗi bức tượng như một mảng kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Các bức tượng thờ được tạo tác từ bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề, mỗi bức tượng đều toát lên vẻ thần thái riêng. Chiêm ngưỡng những tuyệt tác ấy người xem không khỏi thán phục bàn tay tài hoa của những nghệ nhân. Nhìn vào đó ta có thể cảm nhận được sự công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết phác lên cái hồn của mỗi vị Phật.

Bên phải là nhà thủy tạ nằm trên mặt hồ tròn vành vạnh gợn sóng lăn tăn, với những bông hoa súng khoe sắc tươi thắm dưới ánh mặt trời. Dẫn vào nhà thủy tạ là một cây cầu sơn màu đỏ, bên trong có bức tượng Phật Di Lặc bằng gỗ quí (màu nâu), với nét mặt vô ưu. Phía bên trái cũng là nhà thủy tạ, với lối kiến trúc giống nhau, duy chỉ khác có bức tượng thờ Phật Bà Quán Âm bằng đá trắng (cao 2 mét) được đặt trang trọng bên trong với vẻ mặt bao dung, thánh thiện như soi rọi hết mọi đau khổ của chúng sinh và sẵn sàng ra tay “từ bi” cứu độ.

Ngoài ra, trong khuôn viên Thiền viện còn có các hạng mục khác như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), chùa Một Cột, giảng đường, khách đường, trai đường, thư viện, phòng Đông y Nam dược… Các công trình được bài trí hài hòa với cây xanh, tạo nên khung cảnh tĩnh mịch, mang lại cảm giác thư thái cho du khách đến với nơi này. 

Đến thăm thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là tìm về với không gian của cõi tĩnh, tâm hồn được gột sạch mọi bụi bặm của trần thế. Ở đây du khách sẽ được học về những triết lý sống đơn giản nhất từ nhà Phật mà vô cùng sâu sắc. Bước vào thiền viện có cảm giác như bước vào một thế giới khác, nơi mà mọi thứ xô bồ không tồn tại, và tạm xa rời phố thị để tìm lại chính mình, cho mình những phút giây thư giãn xa rời cuộc sống phố thị nhộn nhịp và đầy nghĩ ngợi. Có dịp du lịch Cần Thơ, hãy cùng danangnet.com ghé thăm thiền viện Trúc Lâm Phương Nam này để tham quan, ngắm cảnh và tìm hiểu nhiều hơn về đời sống tâm linh của người dân nơi đây.

Xem thêm: