Không nhộn nhịp, không ồn ào, không xô bồ hàng quán tấp nập như thành thị thì vùng núi Tây Giang chìm đắm trong vẻ đẹp quyến rũ , hoang sơ với khí hậu và khung cảnh không khác gì vùng núi Tây Bắc nên được ví von là Sapa ở trong lòng miền trùng. Các Bạn hãy cùng danangnet.com tạm xa thành phố nhộn nhịp, ồn ào cùng di chuyển về với những bản làng, mảnh đất Tây Giang để trải nghiệm những điều thú vị về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nơi đây!

Vài nét về núi rừng Tây Giang

Tây Giang là một huyện miền núi thưa dân của tỉnh Quảng Nam, giáp với Lào ở phía Tây, với Huế ở phía Bắc, với Đông Giang ở phía Đông và với Nam Giang ở phía Nam (Đông Giang và Nam Giang cùng thuộc Quảng Nam).Diện tích của Tây Giang rộng lớn tới hơn 900 km2, nhưng dân cư lại cực kỳ thưa thớt, là một trong những huyện có số dân ít nhất Việt Nam. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Cơtu.

Do là huyện miền núi nên khí hậu Tây Giang quanh năm mát mẻ, đây là một điểm tránh nóng cực kỳ lý tưởng cho bạn vào mùa hè nóng bức.Ở độ cao hơn 1500m so với mực nước biển nên Tây Giang là điểm săn mây cực kỳ lý tưởng. Vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, núi rừng chìm trong làn sương vấn vít vô cùng mờ ảo, khung cảnh tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu ở lại đây qua đêm, sáng sớm thức dậy, mở toang khung cửa, sương sớm ùa vào phòng mang đến cảm giác vô cùng khoan khoái. Cả thị trấn chìm trong màn sương vừa nên thơ lại vừa huyền ảo .

Các bạn nên tránh tham quan vào thời điểm mùa mưa là vào cuối năm, bởi trời mưa, đường sá lầy lội rất khó để đi.

Các địa điểm không nên bỏ qua khi đến mảnh đất núi rừng này

Làng truyền thống Cơtu

Làng truyền thống Cơtu được xây trên ngọn núi cao thuộc xã A Tiêng, nằm cạnh trung tâm hành chính của huyện. Từ đây, bạn có thể nhìn được toàn cảnh huyện, hiện ra trước mắt bạn là khung cảnh núi rừng hùng vĩ, xen lẫn với những mái nhà của người dân. Sớm mai thức giấc, nhìn xuống bản làng, thấy đời bình yên lạ thường. những ngôi nhà Gươl – Kiến trúc nhà Gươl rất độc đáo, đây là nhà truyền thống của người dân Cơtu, và được họ ví như linh hồn của bản làng và là biểu tượng cho văn hóa và  đời sống tinh thần của người dân tộc . Tại nơi này diễn ra  những lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc và đậm nét riêng của đồng bào nơi đây .

 Check in Đỉnh Quế săn mây trời

Đỉnh Quế được xem là đỉnh núi đẹp nhất Quảng Nam với độ cao 1369m . Đã đến Tây Giang mà không check in nơi này thì xem như bạn chưa từng đến Tây Giang bao giờ . Bởi vì , quang cảnh nơi đây dường như quanh năm đều có mây mù bao phủ. Trải qua cả hàng trăm cây số đường đèo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh đẹp đến mê hồn. bởi vậy cảm giác đứng trên đỉnh Quế thật khó tả, giữa một không gian mênh mông bao la, bầu trời ở trước mắt ,Đó là cả một “biển mây” trắng xóa dưới ánh bình minh hay hoàng hôn, có khi lại là một khung cảnh thoáng đãng với những đám mây lững lờ trôi, mở ra cả một không gian núi rừng hùng vĩ. Đứng ở Đỉnh Quế, bạn sẽ cảm thấy dường như chỉ cần vươn tay ra là có thể chạm đến mây, đến trời.

Cổng trời Azứt

Cổng trời theo cách gọi của người dân tại thôn Kà Đâu, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang. khung cảnh hoang sơ mà thơ mộng của vùng biên giới Việt – Lào dần hiện ra với “cổng trời” Azứt đầy kì bí .Nơi đây bao gồm 1 vòm núi đá vôi khổng lồ nối 2 đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30' có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều nhũ hoa đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều gềnh thác, suối mát... , thu hút rất nhiều bạn trẻ đến chinh phục và khám phá.

Thôn Tà Vàng

Điểm đặc biệt của làng Tà Vàng là trước mỗi cửa nhà có khắc số thứ tự và tên chủ nhà trước cửa. Các ngôi nhà được dựng liền kề san sát nhau. Đến làng Tà Vàng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người Cơ Tu lên nương làm rẫy, lao động nông nghiệp là chủ yếu để phát triển kinh tế gia đình. Nếu đến Tà Vàng ngoài thời gian người dân lên nương rẫy, bạn sẽ thấy đôi tay khéo léo của các cô gái Cơ Tu ngồi dệt vải bên khung cửi. Thái độ hiền hậu, nồng nhiệt của người Cơ Tu cũng là yếu tố quan trọng thu hút du khách đến với làng văn hóa Tà Vàng này.

Thác Ra-ai

Nằm phía trên Đỉnh Quế là con thác Ra-ai dựng đứng, ngày đêm chảy từ đỉnh A Rùng (giáp địa phận Lào) tung bọt trắng xóa tạo nên một khung canh thiên nhiên hùng vĩ.

Rừng nguyên sinh Pơmu

Nằm cách Đỉnh Quế 10km, rừng nguyên sinh Pơmu là cánh rừng duy nhất nước ta còn tồn tại quần thể cây di sản Pơmu. Không gian núi rừng rộng lớn với những cây Pơmu cao ngút ngàn, phủ đầy rêu sẽ giúp bạn có một cuộc hành trình khám phá rừng xanh đầy thú vị. và có  quan niệm của đồng bào Cơ Tu xã A Xan rằng  pơ mu là loài cây linh thiêng, gắn liền với đời sống tâm linh của làng. Ngày xưa gỗ pơ mu chỉ được dùng làm hòm và nhà mồ cho người chết, tuyệt đối không được dùng làm nhà vì kiêng cử, nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể tự tiện vào rừng đốn gỗ, tất cả đều phải xin phép làng, người nào vi phạm sẽ bị làng phạt nặng. Đặc biệt, trước khi vào rừng lấy gỗ, người xin phải có mâm cúng rừng với lễ vật gồm gà, heo để tránh bị thần rừng quở phạt. Và như thế, chỉ những người giàu mới có thể đủ tiền sắm lễ và thuê người lên rừng đốn gỗ mang về. Cùng với đó là những câu chuyện linh thiêng về thần rừng, ma rừng khiến người dân không ai dám vào rừng một mình, dù là ban ngày. Chính những điều này đã góp phần giúp khu rừng qua hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

 

Ruộng bậc thang ở tây giang

Ruộng bậc thang ở miền Tây Bắc của nước ta đã trở thành thương hiệu mỗi khi được nhắc đến. Tuy vậy, ngay giữa lòng miền Trung, ruộng bậc thang Chuôr của đồng bào Cơ tu ở xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũng không kém cạnh bởi những vẻ hoang sơ và mộc mạc vào từng thời điểm khác nhau trong cùng một ngày.

Người đồng bào Cơ tu không ai biết ruộng bậc thang Chuôr có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng, xưa kia, người Cơ tu chỉ biết hái lượm để sinh tồn, rồi sau đó phát nương làm rẫy, trồng cây lương thực để

duy trì sự sống. Càng về sau, người Cơ tu dần thay đổi thói quen canh tác và phương thức sản xuất thì cũng là lúc ruộng bậc thang bắt đầu xuất hiện.

Đến với Tây giang , các du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đã có từ hàng trăm năm giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét mềm mại đầy màu sắc luôn thay đổi vào từng thời điểm khác nhau trong cùng một ngày. Và tất cả đều do những đôi bàn tay cần mẫn của người đồng bào Cơtu kiến tạo.

Ẩm thực đặc trưng tại Tây Giang

Đặc biệt trong văn hoá ẩm thực, người C’tu chế biến nhiều món ăn dân gian độc đáo, tiêu biểu là các món nấu từ ống nứa như món cơm lam, món zrá, các món nướng như: thịt ống nướng ống tre, hay cá nướng ống tre…kèm theo đó các bạn có thể thưởng thức cùng với chén rượu cần, hay rượu Bakích thì không gì ngon bằng... Có thể nói Các giá trị văn hóa truyền thống đã tạo ra sức sống, sự phong phú, đa dạng và nét độc đáo trong bức tranh toàn cảnh về văn hóa của đồng bào C’tu. Bạn đi du lịch về Quảng Nam, lên đường Hồ Chí Minh, rẽ lên Tây Giang là có thể hòa mình trong sinh hoạt toàn cảnh của nền văn hóa dân tộc C’tu đa dạng ấy, hãy đến Tây Giang và thưởng thức các món ăn đặc sắc ở đây chắc chắc sẽ không bao giờ quên. Và đừng quên Thưởng thức cơm lam – thịt nướng nơi này nhé.

 Vùng đất Tây Giang nơi được ví là sapa trong lòng miền Trung đang là một cái tên rất “hot” của các bạn có niềm đam mê và sở thích khám phá những vùng đất có vẻ đẹp bí ẩn và  hùng vỹ được  thiên nhiên ban tăng . Chúc các bạn có chuyến đi khám phá , trải nghiệm cùng bạn bè , người thân thật thú vị và sẽ lưu giữ lại những kỷ niệm tuyệt vời nhất nơi này.  

 

Xem thêm : Thành Lập Công Ty Tại Đà Nẵng