Kinh Nghiệm Du Lịch Huế - Huế hay Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Huế xưa và nay đều nằm gọn bên bờ Hương giang ảm đạm, ngay dãy núi Trường Sơn hùng vĩ.

Cái Hồn của Huế là cái hồn của sự thổn thức, của trầm mặc và bình yên. Nhắc đến Huế người ta thường liên tưởng đến tiếng chuông chùa, đến hàng cây già rêu phong phủ kín, đến hương trầm và những nỗi niềm thương nhớ.

Bạn muốn đến Huế không?

Huế tuy buồn là vậy nhưng ai đã đến Huế thì làm sao quên được!

Huế phô bày hết những vẻ đẹp nên thơ của nó để đón chào bạn, Huế ngoài những nơi u tịch, trầm mặc cho du khách đến để rửa trôi tâm trí sau những tất bật cuộc sống như Thiền viện, chùa Thiên Mụ, hồ Tịnh Tâm…

kinh nghiệm du lịch huế

Huế còn có những địa điểm du ngoạn giúp khách du lịch thỏa sức khám phá, thả mình trong không gian sôi động, rạo rực và đầy hấp dẫn. Xem hết bài viết dưới đây để biết được Huế mang lại cho bạn những gì nhé!

DU LỊCH HUẾ THÁNG MẤY?

Huế cũng lạ lắm, chẳng chịu chiều lòng ai!

Có những ngày nắng tháng 3 đến tháng 8, Huế bắt người ta phải toát mồ hôi, bắt con đường phải khô cằn sỏi đá, bắt đôi chân mẹ già phải nứt nẻ không thôi.

Thế mà tháng 9 đến tháng 1 năm sau hể trở gió, lũ về Huế xô nghiêng thương nhớ, xô đổ lá cành, giận dữ vô tư mặc kệ dòng người.

du lịch huế

Thế nhưng dù gì đi nữa Huế vẫn là nơi để thầm thương trộm nhớ, vẫn là nơi cho người ta tìm về sau cơn say mèm tình cũ hay bỏ mặc sự lam lũ trong cuộc sống mà về ở cùng với Huế, ngắm Huế rồi chợt thương Huế.

PHƯƠNG TIỆN KHI DU LỊCH HUẾ ?

Di Chuyển Đến Huế

Có rất nhiều phương tiện để di chuyển từ nơi của bạn đến Huế, cùng DNG Travel tham khảo một số phượng tiện dưới đây nhé!

Xe máy

Nếu bạn là người thích đi xuyên Việt và tận hưởng cảm giác như những phượt thủ đích thực. Đường cũng tương đối dễ đi, có thể chạy dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A để đến.

Ô tô

Là lựa chọn cũng khá lý tưởng, bạn có thể cân nhắc về thời gian, địa điểm, có thể dừng chân ở bất cứ đâu, đặc biệt những  vào ngày nắng cũng được lựa chọn rất nhiều vì phương tiện oto di chuyển mát mẻ có thể ngắm nhìn huế từ xa vô cùng hợp lý.

phương tiện du lịch huế

Máy bay

Nếu bạn có địa điểm xuất phát cách xa Huế thì điều tiên quyết là máy bay vì thời gian di chuyển nhanh, tiện lợi. Nếu bạn đi từ Hà Nội thì có hãng bay Vietjet Air và Vietnam Airlines, từ TP HCM thì có hãng bay Jetstar. Điểm dừng chân khi đến Huế là sân bay Phú Bài cách trung tâm Huế chừng 40km, bạn có thể lựa chọn tiếp phương tiện đường bộ thích hợp để di chuyển. Còn lại những địa điểm khác bạn nên tham khảo trước tại các phòng bán vé máy bay để có thông tin chi tiết hơn nhé.

Di Chuyển Trong Nội Thành Huế

Huế có lượng khách du lịch đến khá đông nên phương tiện giao thông nội thành cũng từ đó mà đa dạng. Bạn có thể lựa chọn những phương tiện sau đây:

Xe máy

Nếu bạn đi từ nơi khác và muốn dạo quanh Huế nhưng không muốn đi xích lô thì có lựa chọn khác cho bạn là thuê xe máy tại Huế. Dịch vụ này cũng rất phổ biến. Các địa điểm tập kết cho thuê xe máy uy tín và chất lượng tại Huế thường nằm trên đường Hùng Vương, Lê Lợi, khu phố Tây đối diện khách sạn Hương Giang…

Xích lô

Xích lô ở Huế khá phổ biến và được sử dụng nhiều vì vừa an toàn, vừa độc đáo, du khách có thể tận hưởng cảm giác dạo quanh thành phố bằng con xe độc đáo này với chi phí khá rẻ. Ngoài ra xích lô còn có thể chở hàng nếu bạn có nhiều hành lý lỉnh kỉnh.

xích lô trong nội thành huế

Taxi

Taxi, grap hay các phương tiện công cộng khác cũng luôn sẵn có trong nội thành thành phố. Một số hãng taxi uy tín mà bạn có thể tham khảo:

Vinasun: 0234 3788 788

Mai Linh: 0234 3898 989

Sun Taxi: 0234 3989 898

DU NGOẠN TẠI HUẾ

Đây là phần được chờ đợi nhất mà DNG muốn dành riêng cho bạn!

Quần thể Cố đô Huế hay còn gọi là Quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm những công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hóa do triều đại nhà Nguyễn chủ trương xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Phần lớn các di tích này đều dưới sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều vua Gia Long từ năm 1803 và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng sau 29 năm khởi công. Kinh thành Huế ngày nay được xem là công trình đồ sộ, nguy nga bậc nhất xứ Huế với tổng diện tích lên đến 520ha, bao gồm vòng thành, pháo đài, cung điện …tất cả đều sở hữu tinh hoa văn hóa về kiến trúc độc đáo, mang âm hưởng thời nhà Nguyễn cổ xưa với từng chi tiết đều được chạm khắc tỉ mỉ.

kinh thành huế

Sự vững chãi, hiên ngang của Kinh thành Huế còn là sự đại diện cho một thời kỳ gắn liền với lịch sử dân tộc. Ngày nay UNESCO đã công nhận Kinh thành Huế là Di sản văn hóa thế giới. Cũng vì thế địa điểm này được chọn làm nơi dừng chân đầu tiên của mỗi du khách khi đến du lịch tại Huế.

Kỳ Đài

Kỳ Đài là cột cờ nằm giữa mặt nam của Kinh thành Huế thuộc pháo đài Nam Chánh cũng chính nơi đây ngày xưa treo cờ triều đình. Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6, Kỳ Đài có năm tuổi ngang với Kinh thành Huế và sau nhiều lần tu sửa Kỳ Đài vẫn hiên ngang trên bục cao. Là đại diện đánh dấu biết bao sự kiện lịch sử quan trọng ngày xưa mỗi khi thay đổi chính quyền ở Huế.

kì đài huế

Cửu Vị Thần Công

Cửu vị thần công là tên gọi của 9 khẩu thần công thời nhà Nguyễn, được vua Gia Long ban chiếu chỉ đúc từ năm 1803. Cửu vị thần công được làm bằng đồng, ngày nay nó được xem như một tác phẩm nghệ thuật lớn nhất Việt Nam.

Cửu vị thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ môn, ngày nay khách đến tham quan Kinh thành Huế sẽ thấy 9 khẩu thần công này được đặt dưới chân Kỳ Đài. Đây là lệnh của vua Khải Định di dời vào năm 1917.

Cửu Vị Thần Công

Hoàng Thành Huế

Hoàng thành Huế nằm bên trong kinh thành, là vòng cấm có chức năng bảo vệ cung điện cho vua chúa, Tử Cấm Thành và nội bộ cung điện bên trong. Hoàng thành và Tử Cấm thành nay được gọi chung là Đại Nội.

Hoàn Thành Huế

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành có tên gọi cũ là Cung Thành. Đây là vòng trong cùng của Kinh Thành Huế cũng là nơi ở và sinh hoạt của 13 đời hoàng gia. Tử Cấm Thành cũng chính là nơi diễn ra các câu chuyện bí hiểm chốn thâm cung.

Đến tham quan Tử Cấm Thành du khách ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ của những cung điện mà còn phải sửng sốt về sự uy nghiêm và bí ẩn của nó.

Tử Cấm Thành

Bên trong Tử Cấm Thành gồm nhiều công trình kiến trúc khác như: Tả Vu, hữu Vu, Vạc đồng, điện Kiến Trung, điện Cần Chánh … cũng là những công trình đồ sộ khiến Tử Cấm Thành trở nên độc đáo.

Bảo Tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế bao gồm khuôn viên của điện Long An trong cung Bảo Định. Tổng diện tích bảo tàng lên đến 6.330m2 gồm các kho lưu giữ cổ vật và vườn tược.

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế trưng bày hơn 300 hiện vật được làm từ vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y… và các vật dụng khác của hoàng thất thời nhà Nguyễn.

Bảo Tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế

Có thể nói Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là một bộ sưu tập hoàn hảo của triều Nguyễn và các nước, mang đến cho khách du lịch một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình ngày xưa.

Hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm là di cảnh được kiến tạo dưới triều đại nhà Nguyễn, dưới thời vui Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp nhất Thần Kinh. Hồ Tịnh Tâm nay thuộc phường Thuận Thành (Huế) được cải tạo từ đoạn sông Kim Long xưa, có tên ban đầu là ao Ký Tế.

Thật ra Tịnh Tâm là hai hồ nước hình chữ nhật nối liền nhau, từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như một bức tranh huyền ảo tráng gương từ bàn tay của tự nhiên.

Hồ Tịnh Tâm

Một hồ to một hồ nhỏ nằm cạnh nhau ghép lại thành chữ Minh trong tiếng Hán nghĩa là sáng tỏ. Cảnh đẹp của hồ Tịnh Tâm đã đi vào rất nhiều thơ ca của các vua Nguyễn thời xưa, xứng danh là khu thượng uyển bật nhất Kinh Thành.

Đàn Xã Tắc – Nét huy hoàng xưa cũ

Đàn Xã Tắc là tên gọi của một trong những đàn tế cổ được các vị Vua cho lập để tế Xã thần và Tắc thần – hai vị thần văn minh lúa nước.

Đàn Xã Tắc được xây dựng vào thời mua Gia Long năm 1806. Du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng được đôi nét về sự bề thế và quy mô của Đàn. Với chiều cao 1.6m và trên một mảnh vuông cành dài 30m được làm hoàn toàn bằng gạch vồ dày 0.8m, đất của Đà Xã Tắc được thu từ mọi miền trong cả nước gồm 12 lớp đất, đá và sỏi.

Đàn Xã Tắc

Ngày nay Đàn Xã Tắc đang được phục hồi trở lại, hàng năm vẫn tổ chức lễ tế Xã Tắc, du khách may mắn đến vào dịp lễ này sẽ cảm nhận được rõ nét không khí linh thiêng, náo nhiệt của buổi lễ.

Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu hay còn gọi là lầu Phu Văn được xây dựng năm 1819, một tòa lầu nằm ngay trước Kỳ Đài. Lầu có mặt quay về hướng Nam. Đây là nơi trưng bày các văn thư quan trọng của triều đình ngày xưa.

Phu Văn Lâu

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ do chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601 trên ngọn đồi Hà Khê cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về phía Tây.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ tại Huế mang giá trị tâm linh đan xen giữa 3 tín ngưỡng là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Là chứng nhân lịch sử độc đáo lâu đời. Du khách đến tham quan chùa Thiên Mụ sẽ cảm nhận được rõ nét uy nghiêm, trầm mặc của ngôi chùa.

Bên cạnh đó, tháp Phước Duyên cũng là một phần làm cho ngôi chùa trở nên thu hút khách du lịch hơn cả. Là biểu tượng của chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên 7 tầng, cao 21m bên trong cầu thang có xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất của tháp.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm bên dòng sông Hương phẳng lặng và dịu dàng như những cô thiếu nữ xứ Huế nhẹ nhàng, đằm thắm bốn bề bao phủ bởi những hàng cây thông mờ mờ ảo ảo mang đến một cảm giác bình yên, say đắm lòng người.

Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, khi xưa có tên là Hương Uyển Sơn nhưng ngày nay người ta vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó liên quan đến giai thoại vua Minh Mạng làm rơi chén ngọc.

Điện Hòn Chén gồm 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ bên trong đều nằm ở lưng chừng núi.

Kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa, bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, trong phạm vi ấy còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác đó đây.

Điện Hòn Chén

Điện tiền hướng mặt ra dòng sông Hương êm ả, điện chọn cách ẩn mình sau những tán cây um tùm, mặc cho sự đời hối hả, nó vẫn lặng im để lại một chút buồn và tĩnh mịch. Du khách đến Điện Hòn Chén vào dịp lễ có thể tham gia cúng bái tại Điện.

Hệ Thống Lăng Tẩm

Lăng Gia Long

Lăng vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, được xây dựng vào năm 1814 và sau 6 năm thì hoàn thành.

Tổng thể khu lăng tẩm của vua Gia Long là một quần thể nhiều lăng tẩm lớn nhỏ khác trong hàng quyến trên 42 ngọn đồi lớn nhỏ. Trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án cho lăng và tên gọi cho cả quần sơn này.

Lăng Gia Long

Đến thăm lăng Gia Long du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí cùng nhiều câu chuyện ẩn chứa bên trong lăng mộ. Bên cạnh đó còn có thể dạo bước quanh khu rừng thông rộng lớn mát mẻ và tĩnh mịch.

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Minh Mệnh do hoàng đế Thiệu Trị thời nhà Nguyễn cho khởi công trên núi Cẩm Kê, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km.

Lăng Minh Mạng được bao quanh bởi núi rừng xanh mát, du khách ghé thăm lăng Minh Mạng bởi sự tò mò về khu lăng tẩm đồ sộ, không gian yên ả và trầm mặc của núi rừng bao quanh khiến núi non trở nên vững chãi, không gian trở nên linh thiêng lạ lùng.

Khi đến Huế, bạn nhất định phải tham quan Lăng Minh Mạng hoặc những lăng khác ở đây. Hiện nay các  thường chọn Khiêm Lăng là một trong 3 điểm đến trong lịch trình ngoài Đại Nội và Chùa Thiên Mụ.

Lăng Minh Mạng

Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng là nơi chôn cất của vua Thiệu Trị nay nằm ở thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Huế. Được xây dựng vào năm 1847 do vua Tự Đức xây dựng.

Đây là khu lăng tẩm duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, ẩn mình trong chốn núi rừng hoang sơ, yên bình và trầm lắng. Không phô trương hoa mỹ cũng không phức tạp mà đầy dung dị như chính cuộc đời chủ nhân của nó. Du khách tận hưởng hương sắc ngọt ngào của núi non hài hòa vô cùng mộc mạc.

Lăng Thiệu Trị

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Lăng Tự Đức là một quần thể kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh bao quanh là sơn nước hữu tình, xứng danh là một trong những lăng tẩm đẹp nhất thời nhà Nguyễn.

Lăng Tự Đức

Lăng Đồng Khánh

Lăng Đồng Khánh được xây dựng trên vùng đất thuộc làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

Sau nhiều lần trùng tu Lăng Đông Khánh hiện nay được Âu hóa hơn từ những đặc trưng về kiến trúc. Du khách đến đây có thể tham quan lăng tẩm với sự biến thể của kiến trúc Romance pha lẫn với kiến trúc Á Đông – tượng quan viên cao, gầy đắp xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ac-đoa, gạch ca rô…

Lăng Đồng Khánh

Lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức có tên chữ là An Lăng, đây là nơi an táng của vua Dục Đức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km.

Vua Tự Đức là vị vua duy nhất dưới triều Nguyễn chỉ trị vì 3 ngày sau đó bị phế truất và mất. Con ông là vua Thành Thái sau khi lên ngôi năm 1889 thì cho xây lăng để thờ cha mình là An Lăng. Cho đến năm 1954 vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân.

Lăng Dục Đức

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định được mệnh danh là khu lăng tẩm đẹp nhất trong quần thể các khu lăng tẩm dưới triều Nguyễn.

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, lăng mộ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn. Lăng ngự trên ngọn núi Châu Chữ, thuộc xã Thủy Bằng, Hương Thủy, ngoại thành Huế.

Lăng Khải Định

Với công trình kiến trúc hội tụ nhiều cái "nhất" khác với các công trình ở đời trước, lăng Khải Định được thiết kế công phu và lộng lẫy sự giao thoa hài hòa giữa hai nền kiến trúc Đông – Tây khiến lăng tẩm này trở thành di tích lịch sử nổi bật nhất Cố đô Huế và là nơi check – in yêu thích của mọi lứa tuổi.

Nội Thành Huế

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền – chứng nhân lịch sử vĩ đại của Huế, cô gái duyên dáng vắt mình qua dòng sông Hương êm đềm quanh năm con nước lững lờ trôi. Cây cầu có chiều dài 402.6m gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược. Được thiết kế theo kiến trúc Gothic bắt qua sông Hương. Tràng Tiền không chỉ đẹp về thiết kế mà còn đẹp bởi nó gắn liền với bề dày lịch sử, chứng kiến bao thăng trầm của sử học đất nước.

Cầu Tràng Tiền

Nếu ban ngày cây cầu mang sắc vóc của một anh lính chì vững chãi, hiên ngang thì đêm về Tràng Tiền lại chuyển mình với vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh tao mang hình ảnh cô gái Huế mặc áo dài e ấp, lung linh thả mình in bóng làm rực sáng cả một dòng sông.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình hay còn gọi là núi Ngự, trước kia người ta còn gọi với cái tên Hòn Mô hay Núi Bằng. Ngọn núi Ngự Bình cao 103m cạnh bờ phải của dòng sông Hương, nay thuộc địa phận phường An Cựu.

Ngự Bình nhìn từ góc độ nào đi nữa cũng là tuyệt cảnh tươi đẹp tựa như bức tranh sơn thủy được nhào nặn từ tạo hóa. Ngự Bình bao la hùng vĩ giữa mây trời, bên phải là đất Tả Phù Sơn, bên trái là Hữu Bật Sơn tựa như phượng hoàng sải cánh ôm lấy đế thành.

Núi Ngự Bình

Từ núi Ngự Bình du khách có thể phóng tầm mắt đi xa, ngắm toàn bộ thành phố Huế thơ mộng, xuyên qua đồi thông bát ngát, tiếp tục là những dãy đồng bằng rộng bao la, tít tắp của các huyện Hương Trà, Phú Vang… xa hơn nữa là dãy Trường Sơn trùng điệp mây núi ngút ngàn để rồi điểm nhãn cuối cùng là thành phố Huế mộng mơ với những mái chùa cổ kính, cung điện kinh thành nguy nga, dòng Hương Giang mãi mê uốn lượn quanh co cả thị thành. Một không gian trầm tư, u tịch khiến du khách không khỏi nao lòng.

Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba nằm trên đường Trần Hưng Đạo, p. Phú Hòa, tp Huế, đây là một khu chợ cổ nằm giữa lòng thành phố.

Đông Ba trước kia có tên là Quy Giả Thị, chợ đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn.Chợ Đông Ba giờ nào cũng sầm uất và náo nhiệt, du khách có thể đến mua sắm và ăn uống tại chợ Đông Ba vào thời điểm hay nhất là 3h chiều.

Chợ Đông Ba

Phố Đi Bộ Huế - Điểm vui chơi hấp dẫn nhất thành phố

Phố đi bộ ở Huế nằm trên tuyến đường Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu. Khu phố đi bộ sẽ cho bạn một cái nhìn mới mẻ về Huế. Không chỉ là những đêm buồn, phong cảnh điều hiêu, ảm đạm từ kinh thành, chùa chiềng. Phố đi bộ là nơi làm cho Huế trở nên năng động, tươi trẻ và nhộn nhịp hơn. Nếu bạn có dịp đi tour du lịch Huế 2N3Đ bạn nên ghé thử một lần.

Phố đi bộ Huế

Nhà vườn Huế

Nhà vườn Huế là một khái niệm chỉ loại vườn cảnh kết hợp giữa kiến trúc nhà ở với khu vườn cây bao quanh vô cùng độc đáo. Khái niệm này chỉ được sử dụng cho những khu vườn cổ thường là phủ đệ của quan đại thần trong thời phong kiến.

Theo thuật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là một hệ thống kiến trúc theo chiều Bắc – Nam. Tùy vào quy mô khu vườn nhưng đảm bảo đều có các cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân nhà…

Nhà vườn Huế

Du khách đến với nhà vườn Huế có thể cảm nhận được không gian xanh mát bao trùm, cảm nhận rõ rệt về cuộc sống của quan lại ngày xưa.

Ngoại Thành Huế

Suối Khoáng Nóng Thanh Tân

Suối khoáng nóng Thanh Tân nằm ở Tỉnh lộ 11B, xã Phong Sơn, Phong Điền, tp Huế. Cách trung tâm thành phố chừng 30km về phía Tây Bắc và cách thành phố du lịch Đà Nẵng khoảng 140km.

Điểm du lịch suối khoáng nóng Thanh Tân được biết đến là một khu du lịch hấp dẫn với dịch vụ nghỉ dưỡng, spa, khám phá ẩm thực… cực kì hấp dẫn.

Đến với suối khoáng nóng Thanh Tân du khách được “tắm tiên” trong dòng nước suối khoáng nóng hơn 60 độ quý giá mang lại cảm giác tràn đầy năng lượng, giúp giải tỏa mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày.

Suối Khoáng Nóng Thanh Tân

Khu du lịch Thanh Tân có 3 khu riêng biệt với mỗi chức năng hấp dẫn khác nhau gồm: Khu vực 1 là chân núi có dòng suối tự nhiên trong lành mát mẻ, phong cảnh hoang sơ, khu vực 2 là phức hợp massage, spa, bể bơi, xông hơi, hồ tạo sóng… và nhiều những trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn, khu vực 3 còn lại là hệ thống các trò chơi cho trẻ em, trò cảm giác mạnh siêu hấp dẫn, phòng nghỉ, nhà hàng…

Khu Du Lịch Suối Mơ – Điểm dừng chân lý tưởng cho những ngày hè nóng nực

Suối Mơ thuộc huyện Nam Đông, cách thành phố du lịch Đà Nẵng chỉ tầm 40km và cách trung tâm Huế 65km.

Khu du lịch suối Mơ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ngày hè nóng nực, suối Mơ gây ấn tượng với du khách bởi 3 con thác cao vời vợi. Thác đổ theo bậc tung dòng nước trắng xóa từ từ triền núi xuống ào ạt va vào phiến đá bên dưới lại phun ra từng dòng nước trong lành mát mẻ khiến lùm cây bên bờ cũng phải cuối mình soi bóng.

Khu Du Lịch Suối Mơ

Toàn bộ cảnh vật tại khu du lịch suối Mơ như một bức tranh động không thể tách rời, từng tiếng chim kêu, nước chảy hay đơn giản là tiếng gió khẽ chạm qua từng chiếc lá cũng trở nên một khúc nhạc du dương, bản tình ca lay động cuộc sống.

Điểm đến tâm linh

Nhà thờ Phú Cam

Nhà thờ Phú Cam ở Huế còn có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế. Nhà thờ tọa lạc trên đồi Phước Quả thuộc phường Phước Vĩnh, tp Huế.

Nhà thờ Phú Cam thuộc một trong những nhà thờ lớn nhất xứ Huế, được xây dựng theo kết cấu mới, đầu hướng về phía Nam, đuôi hướng Bắc. Từng chi tiết lớn nhỏ của nhà thờ đều được chạy uốn mềm mại, trụ đỡ được đúc sát tường, vươn đầu ra phía trước tạo cảm giác rộng lớn ôm kín cung thánh và bàn thờ. Đặc biệt bên trong nhà thờ có sức chứa đến 2500 người.

Nhà thờ Phú Cam

Nhìn chung nhà thờ vẫn có âm hưởng và đường nét của những ngôi nhà thờ phương Tây, xây dựng theo hình đồ Thánh giá, gam màu trầm ấm, đây không chỉ như địa điểm tham quan mà còn là điểm chụp hình thu hút đông đảo giới trẻ.

Chùa Từ Đàm

Nếu đã đặt chân đến Huế, bạn không nên bỏ qua ngôi chùa cổ danh tiếng này.

Chùa Từ Đàm tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, Trường An, tp Huế. Trước kia Chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn vào những năm cuối thế kỷ 17.

Chùa Từ Đàm

Ngôi chùa Từ Đàm qua nhiều lần trùng tu, hiện nay trở thành một ngôi già lam tráng lệ, du khách đến đây ngoài việc cúng viếng có thể chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa cổ cùng cách bài trí tượng phật tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền. Chùa có nhiều hoành phi và câu đối.

Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là một ngôi cổ tự lớn tại thôn Dương Xuân Thượng thành phố Huế.

Cách trung tâm thành phố chưa tới 5km, ngôi chùa Từ Hiếu thu hút khách du lịch bởi không gian mát mẻ, trong lành được bao quanh bởi đồi thông xanh mướt.

Chùa Từ Hiếu

Cũng như những ngôi chùa cổ khác, chùa Từ Hiếu có kiến trúc gồm nhiều phần cổng chùa, sân vườn, chánh điện … Du khách đến đây ngoài việc chiêm nghiệm đạo thiền của Phật giáo còn có thể trút bỏ được những muộn phiền trong cuộc sống tất bật bộn bề. Ngắm hồ sen tỏa hương thơm ngao ngát, đàn cá bơi lội dưới dòng nước uốn quanh.

Chùa Bảo Quốc

Chùa Bảo Quốc ngự trên ngọn đồi Hàm Long, xưa kia còn gọi là làng Thụy Lôi. Được xây dựng theo kiến trúc chữ Khẩu do hòa thượng Giác Phong (Trung Quốc) khai sơn vào thế kỷ 17.

Chùa Bảo Quốc

Ngôi chùa có kiến trúc cổ kính và bề dày lịch sử lâu đời, chứng kiến bao thăm trầm của loạn lạc chiến tranh đến nay ngôi chùa vẫn giữ được nét riêng về kiến trúc. Chùa Bảo Quốc sau nhiều lần tái thiết, đổi tên đến nay chùa vẫn giữ được nét cổ kính mang lại cảm giác thanh tịnh, yên bình của chốn linh thiêng

Ngoài việc thờ tự, chùa Bảo Quốc còn là nơi tu học quan trọng của những tăng tài Phật giáo ở Huế.

Chùa Thiền Lâm

Người ta nói chùa Thiền Lâm là xứ chùa Vàng giữa lòng Cố đô là không sai!

Ngôi chùa Thiền Lâm mang đậm kiến trúc của những ngôi chùa ở Thái Lan rất khác biệt so với những ngôi chùa khác tại Huế. Chùa mang đến cho du khách hình ảnh tòa tháp hình xoắn ốc.

Chùa Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm nổi bật với ngôi bảo tháp trắng đỉnh vàng cao 15m dạng như hình chuông úp đỉnh nhọn. Không gian chánh điện vô cùng trang nghiêm. Tuy không mang trong mình bụi mờ của năm tháng thời gian lịch sử nhưng từng hơi thở bên trong ngôi chùa Thiền Lâm đều mang đến cho người ta cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng phải đứng hình hồi lâu mới chiêm nghiệm được hết không gian tĩnh mịch ấy.

Ngoài là địa điểm tâm linh, chùa Thiền Lâm còn là điểm hẹn lý thú cho nhiều bạn trẻ chụp hình theo phong cách hóa trang ấn tượng.

Chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế ngự bên bờ sông Hộ Thành, gần cầu Gia Hội và sông Đông Ba. Ngôi chùa chứng cùng bề dày lịch sử của Phật giáo Huế. Chùa Diệu Đế nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên cũng là một trong những địa điểm tuyệt sơn được lựa chọn kỹ càng.

Chùa Diệu Đế

Sau nhiều lần trùng tu ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính cùng công trình kiến trúc độc đáo, du khách đến đây ngoài việc cúng viếng còn có thể chiêm ngưỡng nhiều cổ vật như chuông đồng, bia đá lâu đời… ở ngôi chùa cổ này.

Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Thượng là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, thành phố Huế.

Ngôi chùa chọn riêng cho mình một góc lưng chừng núi, bao quanh là một màu xanh của núi rừng, có lẽ vì vậy mà nó gọi là Sơn Thượng, bên trên một ngọn núi.

Không có cổng Tam Quan đồ sộ, ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng chỉ có một cái cổng nhỏ bằng cổng của một ngôi nhà bình thường, nó mang một vẻ đẹp mộc mạc và giản dị đến từng chi tiết.

Huyền Không Sơn Thượng

Đón chào khách du lịch chỉ bằng khu vườn nhỏ nhưng xanh ngắt, dòng suối nhỏ nở đầy bông súng, phong lan, cây cổ thụ trăm tuổi…

Du khách đến với ngôi chùa có thể thư giãn trong bầu không khí trầm lắng, tĩnh mịch của ngôi chùa, ngắm từng bóng liễu rũ xuống mặt hồ êm ả đưa hồn người lạc giữa cõi trần thoát tục.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc giữa lòng hồ Truồi, ngự trên ngọn núi Linh Sơn thuộc xã Lộc Hòa, Phú Lộc cách trung tâm thành phố Huế tầm 35km.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc pháo Thiền Trúc Lâm Yên Tử, để đến được khu Thiền viện du khách đi qua 172 bậc thang, đây cũng được xem là cung đường thần tiên dẫn lên một thế giới mới thoát tục.

Du khách đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã có thể chiêm ngưỡng được cảnh đẹp xung quanh Thiền viện với sông núi hữu tình, mây trắng bồng bềnh, dòng hồ Truồi trong xanh mát mẻ, một không cảnh thiên nhiên không khác gì tiên cảnh.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Ngoài việc chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên, du khách đến Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã còn chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật của Phật giáo, nét cổ kính ẩn hiện trong từng ngóc ngách của Thiền viện.

Đặc biệt ngay giữa lòng hồ còn có tượng Phật ngồi cao 24m, nặng 1.500 tấn bằng đá ẩn hiện trong nền trời xanh, mờ mờ nhân ảnh khiến cho khung cảnh càng toát lên vẻ thoát tục. Người người phải dừng chân đứng lại tịnh tâm chiêm nghiệm vẻ đẹp linh thiêng ấy.

ĐIỂM DU LỊCH BỤI DÀNH RIÊNG CHO GIỚI TRẺ "CỰC CHILL"

Phá Tam Giang – Đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á

Phá Tam Giang dành lấy cho mình sự vắng lặng và bình yên khiến ai nấy đi qua cũng ngỡ ngàng và quyến luyến.

Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cách Huế chừng 15km. Phá lúc nào cũng đẹp du khách đến đây cái tầm 5h30 sáng sẽ có cơ hội ngắm bình minh trên Phá, không gian bao la trong lành mới sớm tinh mơ, ánh nắng mạnh mẽ xuyên qua từng đám mây bồng bềnh chiếu rọi trên mặt nước một màu trời xanh vàng lẫn lộn.

Chiều lại được ngắm hoàng hôn, cái thời điểm mà phá Tam Giang bình yên nhất, cũng tia nắng ấy nhưng không còn mạnh mẽ lao tới nữa mà chỉ còn ánh nắng vàng mãi mê buông lơi từng mảng chiều lên mặt phá, Phá Tam Giang nhuốm một màu vàng hồng rồi chuyển dần sang tím, màn đêm cứ thế buông xuống khiến lòng người không khỏi lao xao.

Phá Tam Giang

Du khách đến Phá Tam Giang ngoài hai thời điểm đẹp nhất còn có thể khám phá Tam Giang với làng chài Thái Dương Hạ, rừng ngập mặn Rú Chá, cùng dừng chân thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây tận hưởng cuộc sống mộc mạc quá đỗi khác lạ so với thị thành tấp nập.

Biển Thuận An – Đến Thuận An quên luôn tình cũ

Biển Thuận An một ngày nắng…

Không phải đơn giản mà biển Thuận An được vua Thiệu Trị xếp thứ 10 trong Thần Kinh nhị thập cảnh. Biển Thuận An Huế có chiều dài khoảng 12km, Thuận An không ồn ào, ồ ạt xô bờ, Thuận An hiền hòa và thân thiện như chính những chài dân nơi đây.

Biển Thuận An

Du khách đến biển Thuận An cùng đi dạo trên bãi cát trắng mịn, dài uốn cong tít tắp tận chân trời, hòa mình vào làn nước xanh mát, hưởng trọn cái nắng và mùi biển nơi đây. Có thể tham quan miếu thờ Thái Dương phu nhân, Trấn Hải Đài ở gần đó.

Vịnh Lăng Cô – 8 điều không thể bỏ lỡ

Biển Lăng Cô hay còn gọi là vịnh Lăng Cô nằm cách trung tâm Huế hơn 60km, vịnh nằm khép mình dưới ngọn đèo Hải Vân mây mờ che đỉnh.

Trước kia, vịnh Lăng Cô là nơi nghỉ dưỡng của vua Khải Định và hoàng thân quốc thích của vua nên đã cho xây dựng Hành Cung Tịnh Viêm để nghỉ mát vào mùa hè.

Có 8 điều không thể bỏ lỡ nếu bạn đến Vịnh lăng cô:

Đón bình minh trên biển Cảnh Dương, còn gì bằng khi một sớm tinh mơ bạn thức dậy và hít hà mùi biển mằn mặn, quên đi khói bụi thành phố bên ly café nóng hổi

Trải nghiệm câu cá tại đầm Lập An, nơi tuyệt cảnh mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã đưa vào bài Thu Điếu nổi tiếng:

“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

vịnh lăng cô

Khám phá núi Bạch Mã – vùng đất dễ chịu nhất Đông Dương với hơn 500 loài thực vật sinh sống;

Một không gian tuyệt vời nhất để chiêm ngưỡng Vịnh Lăng Cô là đứng trên ngọn đèo Hải Vân. Từ đỉnh đèo có thể phóng tầm mắt ngắm trọn vịnh Lăng Cô cong cong hình lưỡi liềm, dãy núi Bạch Mã hùng vĩ mây phủ trắng xóa, thung lũng bên núi heo hắt sương mù,…

Thăm lăng vua Khải Định – lăng tẩm đẹp bật nhất dưới triều đại nhà Nguyễn;

Đi thuyền dọc theo kênh đào Laguna Lăng Cô – nơi có mảng tường xám phủ rêu phong, dãy đèn lồng ú nhiều màu, cây Cầu ngói Thanh Toàn bằng gỗ, được xây theo lối cổ điển ‘thượng gia hạ kiều’ với mái ngói bắc qua kênh;

Biển Lăng Cô còn nổi tiếng với nhiều đặc sản như tôm hùm nướng, mực cơm hấp gừng, ghẹ rang me hay lẩu hải sản tươi sống…

Đầm Lập An – Tuyệt tình cốc giữa lòng phố thị

Đã bao giờ bạn ích kỷ muốn chiếm trọn thứ gì đó cho riêng mình?

Đầm Lập An hay còn gọi là Vụng An Cư là đầm nước lợ lớn nhất xứ Huế. Du khách đến đầm có thể sẽ nhầm tưởng như đang ở ngôi làng Cù Lần xinh đẹp tour Đà Nẵng đi Đà Lạt từng có. Đầm Lập An như một “tuyệt tình cốc” được bao quanh bởi dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, vịnh Lăng Cô quanh năm hồ nước trong trẻo bình yên và con đường nhỏ uốn lượn bao quanh dịu dàng e ấp bảo vệ cho Đầm

Đầm Lập An

Đầm Lập An là bức tranh sơn thủy đẹp đến si mê lòng người bởi bất kì vị trí nào đập đều toát lên vẻ thơ mộng, đằm thắm và dịu dàng.

Ngắm nhìn đầm nước mà bất chợt muốn tham lam ôm trọn vẻ đẹp của nó vào lòng, luyến lưu không thể níu giữ những giây phút đẹp đẽ ấy, chỉ có thể ngày đêm say giấc mộng như cuộc tình gian dỡ.

Chính vì vẻ đẹp cuốn hút này mà các tour Huế khởi hành từ Đà Nẵng thường xuyên thiết kế lịch trình với điểm dừng nghỉ tại đây. Nếu bạn có dịp đi ngang, nhất định phải dừng lại để check-in địa điểm thơ mộng này nhé.

ẨM THỰC HUẾ CÓ GÌ HẤP DẪN?

Huế mộc mạc và thuần mỹ từ vẻ đẹp của thiên nhiên đến hoàng thành. Ngay cả trong ẩm thực Huế cũng chân chất những món ăn giản dị.

Cơm Hến

Cơm Hến là món ăn truyền thống ở Huế, món ăn này xuất phát từ tầng lớp bình dân, ngày xưa đây là món ăn cứu đói cho biết bao sĩ tử nghèo mỗi lần đi thi.

Cơm Hến huế

Cơm hến gồm có nước hến chan với cơm nguội, cơm nguội phải để qua đêm, thịt hến và nước hến là hai nguyên liệu chính làm nên món ăn này. Ngoài ra cơm hến còn có thể ăn với khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái sợi, đậu phộng rang tùy theo khẩu vị mỗi người.

Bún Bò Huế

Ở khắp ba miền Việt Nam đâu đâu cũng có món bún bò nhưng tại xứ Huế, món bún bò lại được gắn liền với tên thành phố “bún bò Huế”.

Bún bò Huế với nguyên liệu đơn giản nhưng dưới bàn tay tài tình của người dân xứ Huế, nó lại trở nên một hương vị đặc trưng không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây.

Bún Bò Huế

Bún bò Huế có nguyên liệu chính là bún cùng nước chan làm hầm lâu từ thịt bắp bò, giò heo cùng nước màu đỏ đặc trưng. Đặc biệt nước chan phải có sả, vị cay cay mới ngon. Tùy quán mà có kèm theo thịt bò tái, chả cua và các loại nguyên liệu khác.

Bánh Huế

Bánh bột lọc

Nếu bạn có dịp đến du lịch tại Huế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy các hàng quán đều có món bánh bột lọc này. Đây là món ăn đặc trưng của xứ Huế. Bánh bột lọc được làm từ bột sắn được lọc lấy tinh bột, sau thời gian nhào nặng công phu bột bắt đầu sánh mịn, sẽ được tách thành những miếng bột nhỏ kẹp nhân bên trong là tôm, thịt, gia vị ướp sẵn thơm ngon.

Bánh bột lọc huế

Sau đó được gói ghém cẩn thận bằng một miếng lá chuối xanh hoặc có thể không gói. Bánh được hấp cách thủy, lá chuối còn xanh tươi, vị bánh béo béo thơm thơm từ hỗn hợp thịt tôm cuốn hút mọi thực khách. Bánh bột lọc cũng là món ăn phổ biến ở các tỉnh thành Bắc Trung Bộ.

Bánh Nậm

Gần giống cách gói của bánh bột lọc, nhưng bánh nậm được làm từ bột gạo dẻo dẻo vừa ngon vừa có thể ăn no. Nhân bánh nậm cũng làm từ hỗn hợp thịt tôm nhưng xay nhuyễn đôi khi có kèm thêm nấm tai mèo, khoai lang… Đặc biệt món này còn được làm chay chỉ có nhân đậu xanh, được bán rất nhiều vào ngày rằm và mồng một hàng tháng.

Bánh Nậm

Bánh Khoái

Thoạt đầu nhìn miếng bánh khoái trông như miếng bánh xèo ở miền Trung, tuy nhiên có màu vàng đậm hơn.

Bánh khoái cũng được làm từ bột gạo được xay nhuyển và đánh cung lòng đỏ trứng. Kẹp bên trong lớp bánh được chiên giòn là nhân bánh có tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò nướng lát mỏng, giá sống. Tất cả kẹp vào lòng bánh, món này thường được làm trực tiếp sau khi có khách gọi mới làm nên luôn luôn giòn thơm và nóng hổi.

Bánh Khoái

Đặc biệt, bánh khoái ngon cũng nhờ phần nước lèo, thứ nước chấm cổ truyền với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè, lạc rang… Món bánh trở thành một trong những văn hóa ẩm thực đặc sắc của Huế làm say lòng biết bao du khách mỗi khi ghé thăm.

Bánh Ướt Thịt Nướng Kim Long

“Kim Long tỏa khói chiều thơm

Thịt em nướng đã ướp hương đậm đà”

Là những câu thơ mà thi sĩ Võ Quê đã thốt lên cho món bánh ướt thịt nướng Kim Long tại Huế.

Bánh ướt thịt nướng Kim Long giống như món bánh ướt thường thấy ở những nơi khác, nhưng ở Huế lớp bánh ướt không chỉ được làm từ bột gạo mà còn pha thêm bột lọc. Thịt nướng phải là thịt heo thái mỏng, tẩm ướp hương vị thơm ngon xếp trên bếp than đỏ rực dậy mùi thơm nức mũi. Thịt nướng được kẹp bên trong lớp bánh ướt nóng hổi ăn kèm với với rau thơm, giá, xà lách.

Bánh Ướt Thịt Nướng Kim Long

Đặc biệt nổi tiếng vì Kim Long có loại nước mắm gia truyền từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt… Chính nhờ hương vị đậm đà đặc trưng ấy mà Bánh ướt thịt nướng Kim Long luôn được du khách lựa chọn mỗi đi đến Huế.

Món chay tại Huế

Ẩm thực Huế phong phú và đa dạng không chỉ có ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian mà còn có ẩm thực chay. Sở dĩ ẩm thực chay phát triển vì Huế cũng là trung tâm văn hóa Phật giáo của cả nước.

Điểm danh trên toàn bộ Huế có đến 125 món chay mà thực khách nên khám phá. Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, Huế có nhiều đổi thay nhưng tục ăn chay vẫn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong phần lớn cư dân Huế.

cơm chay lá sen

Chè Huế

Chè Bột Lọc Heo Quay

Nghe có vẻ lạ tai nhưng ở Huế lại quá quen thuộc với món ăn này. Chè bột lọc heo quay được làm từ bột năng viên tròn lại bằng viên chè trôi nước, nhưng bên trong bột năng là những viên thịt heo quay cỡ bằng viên xúc sắc nhỏ, bọc ngoài bởi một lớp bột nếp, ngoài cùng là lớp bột năng dẻo mịn.

Sau khi viên lại được đun với nước đường, món này thường ăn nguội hoặc nóng ấm chứ không ăn lạnh. Đây cũng là một trong những món ăn tạo nên nét ẩm thực đặc sắc ở Huế.

Chè Bột Lọc Heo Quay

Chè Hạt Sen

Chè hạt sen là loại chè thanh cao, ngày xưa chỉ dùng cho vua chúa trong triều. Hạt sen được lấy từ hồ Tịnh Tâm nấu theo kiểu hấp chín sau đó nấu chung với nước đường. Chè hạt sen có vị ngọt vừa phải, thơm ngon.

Chè hạt sen

ĐẶC SẢN LÀM QUÀ TẠI HUẾ

Tôm Chua Huế

Nghe cái tên thì khó hình dung ra món ăn này, tôm chua Huế là món ăn đặc sản được nhiều du khách lựa chọn khi mua về làm quà.

Tôm phải chua đúng điệu, muốn có vị chua ấy tôm phải là tôm nước lợ đặc biệt là tôm từ Cầu Hai thì mới đúng chất. Tôm sau khi được làm sạch để ráo thì được tẩm ướp với riềng, tỏi, ớt đỏ, măng non, cùng với xôi nếp và nước mắm nguyên chất. Tất cả được ủ kỷ trong vại sành. Khi chín được trộn với mật ong có thể cho thêm riềng để tăng thêm hương vị đặc trưng.

Tôm Chua Huế

Trong lọ tôm chua Huế có màu sắc đầy đủ trắng, vàng, hồng, đỏ đủ vị chua, ngọt, béo, thơm cay cay chua chua.. tất cả tạo nên một hương vị cực kỳ quyến rũ.

Mè xửng

Khi nhắc đến mè xửng người ta thường nhớ ngay đến Huế bởi người dân Huế có bí quyết gia truyền tạo nên loại kẹo thơm ngon đúng điệu.

Mè xửng là loại kẹo dẻo nổi tiếng ở Huế được làm từ mạch nha hòa quyện với dầu phộng được bao phủ bỡi một lớp mè trắng thơm dẻo. Từng miếng mè xửng thơm ngon được gói trong hộp gọn gàng bắt mắt. Mè xửng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho đặc sản của Huế.

Mè xửng

DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI HUẾ

Homestay Green Lăng Cô

Địa chỉ: 97B Nguyễn Hoàng, Đại Nội Huế

Homestay Green Lăng Cô được du khách lựa chọn nhiều nhất bởi không chỉ có hệ thống phòng ốc tiện nghi, hiện đại mà còn bởi không gian thoáng mát, sạch sẽ.

Green Garden nằm cạnh bãi biển Lăng Cô nên rất dễ dàng cho việc di chuyển, đi lại của du khách.

Homestay Green Lăng Cô

Deja Vu homestay Huế

Địa chỉ: 3/ 191 Điện Biên Phủ- Trường An- TP Huế

Deja Vu homestay thuộc Top những homestay mà kinh nghiệm du lịch huế muốn đưa đến cho bạn.

Deja Vu homestay được thiết kế với gam màu tươi tắn, trẻ trung thu hút nhiều khách du lịch nhờ vào phong cách mộc mạc, cổ điển hòa với nét thanh tao nhẹ hàng của Huế tạo cảm giác ấm cúng cho lữ khách. Hệ thống phòng ốc đa dạng và tiện nghi bên trong phòng. Tại đây bạn có thể tham quan chùa Thiên Mụ rất tiện.

Deja Vu homestay Huế

Giá phòng: từ 150.000-450.000VNĐ/người/đêm

BamBoo Share House Huế

Địa chỉ: 56b Điện Biên Phủ, Trường An, TP.Huế, Thừa Thiên Huế

Phong cách thiết kế theo kiểu Nhật Bản kết hợp với chất liệu tre tự nhiên tạo cảm giác gần gũi và bình yên cho khách du lịch. Không gian nhà nghỉ thoáng đảng, có 4 phòng ban công rộng rãi thoáng mát. Phòng ốc thiết kế sạch sẽ, gọn gàng đầy đủ tiện nghi wifi, ti vi, phòng tắm riêng… đảm bảo mang lại sự hài lòng tối đa đến với du khách.

BamBoo Share House Huế

Giá phòng: 240.000VNĐ-350.000VNĐ/người/đêm

Homestay Mosaic Garden Huế

Địa chỉ: Kiệt 11, thôn Vân Dương, xã Thủy Vân, TP.Huế

Chọn một địa điểm dừng chân tại Cố đô cũng là một nghệ thuật, làm sao để chọn được một nơi cư trú sang sịn lại thoải mái, bạn không nên bỏ qua Homestay Mosaic Garden.

Được thiết kế tối giản nhất theo hướng hiện đại, homestay đem lại sự tinh tế cho không gian sống đơn giản, thoải mái xen lẫn phong cách hiện đại và cổ điển đem lại sự hài hòa cho toàn bộ căn phòng. Đặc biệt đồ ăn ở đây được chính chủ nhà nấu, đậm đà xứ Huế.

Homestay Mosaic Garden Huế

Giá phòng: 200.000-500.000 VNĐ/người/đêm

Vũ Homestay

Địa chỉ:  Cách Lăng Tự Đức 2,7km, Đường Minh Mạng, thành phố Huế 

Một homestay độc lạ ở Huế mà bạn có thể chưa biết đó là Vũ Homestay. Thiết kế không gian vô cùng độc đáo, nét giản dị bên trong thiết kế của homestay này là đặc trưng của miền quê, kết hợp hoa lá, cây cỏ vào không gian thanh tịnh, thư giãn tâm hồn. Nhìn có vẻ đơn sơ nhưng lại là một căn nhà đầy đủ tiện nghi, vừa là nơi dừng chân vừa là nơi độc đáo để chụp choẹt thì còn gì bằng.

Vũ Homestay

Giá phòng: giá từ 150.000 – 300.000VNĐ/người/đêm.

LỜI KẾT

Dường như, Huế được tạo nên để vẽ cho hồn thơ Cố đô một góc trời riêng cho mình. Huế ôm ấp một tình yêu diệu ngọt và khung trời ngây thơ mang đến cho lữ khách mỗi lần qua là một lần xao xuyến.

Chỉ trong một bài viết mà Kinh Nghiệm Du Lịch Huế được gói gọn, đó là nhờ DANANGNET thấu hiểu được tình cảm của du khách dành cho thành phố Huế mộng mơ.

Hi vọng với bài viết này, bạn có thể tham khảo những địa điểm và ẩm thực khi đến du lịch Huế, DANANGNET chúc bạn có một chuyến hành trình hoàn hảo và đầy thú vị.